CSGT và người dân chỉ mặt nhau khẩu chiến

Cảnh tượng hết sức phản cảm: Cán bộ CSGT và người dân chỉ thẳng vào mặt nhau “khẩu chiến” ầm ĩ trước sự chứng kiến của rất nhiều người tại trụ sở Đội CSGT quận Hải Châu (số 3 Yên Bái, Đà Nẵng) sáng 22/3.


Lâu nay, phần lớn cán bộ, chiến sĩ CSGT Đà Nẵng vẫn được không chỉ người dân TP mà cả du khách gần xa khi đến đây ngợi khen là lịch sự, hành xử có lý có tình. Thế nhưng khoảng 9g sáng 22/3, tại trụ sở Đội CSGT quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã xảy ra một cảnh tượng hết sức phản cảm.



Thế là cuộc "khẩu chiến" diễn ra trước sự chứng kiến của những người đến Đội CSGt quận Hải Châu làm thủ tục đăng ký biển số xe máy

Vào thời điểm trên, một nguời phụ nữ tầm 55 tuổi đang làm thủ tục đăng ký biển số xe máy thì bất ngờ nổi giận đùng đùng, vung tay la hét ầm ĩ với các cán bộ đang ngồi phía sau quầy tiếp nhận hồ sơ.

Không chỉ vậy, người phụ nữ còn quay ra trước cổng trụ sở Đội CSGT quận Hải Châu, vung tay “tố giác” với mọi người một việc khiến bà hết sức phẫn nộ. Theo đó, bà này đến làm thủ tục đăng ký biển số cho chiếc xe máy mà bà mới mua cho con trai. Sau khi nộp 400.000 đồng, bà bấm máy và được một biển số đẹp.

Người phụ nữ không chút e dè, chống nạnh lời qua tiếng lại với cán bộ CSGT tên Minh

Thế nhưng đúng lúc đó có người vào rỉ tai với cán bộ CSGT đang làm thủ tục. Thế là sau đó “kẻ rỉ tai” nhận được biển số xe “đẹp” mà người phụ nữ vừa may mắn bốc được, còn bà trái lại phải nhận một biển số xe… 13 “nút”.

Người phụ nữ phẫn nộ hét lớn: “Tôi nộp 400 ngàn, bấm nút được biển số đẹp. Tại sao người khác đến sau tôi, không bấm nút, nộp vô một triệu hai thì lại lấy số của tôi, còn tôi phải nhận biển số “tử”?”.

Không chịu lép vế, CSGT tên Minh cũng chỉ tay thẳng vào mặt người phụ nữ

Lát sau, một cán bộ của Đội CSGT quận Hải Châu mà theo nhiều người dân quanh đó cho biết tên là Minh ra “nói chuyện” với người phụ nữ. Không chút e dè, người phụ nữ hết chống nạnh lại vung tay lời qua tiếng lại với anh cán bộ CSGT này. Lúc này, người cán bộ CSGT tên Minh vẫn cố tỏ ra kềm chế để giải thích vụ việc cho người phụ nữ.

Tuy nhiên người phụ nữ chỉ tay thẳng vào mặt cán bộ CSGT tên Minh, lớn tiếng tuyên bố sẽ tố giác vụ việc lên cấp trên của anh ta. Không chịu lép vế, viên CSGT này cũng chỉ tay thẳng vào mặt người phụ nữ. Và cuộc “khẩu chiến” giữa đôi bên diễn ra ngay trước sự chứng kiến của rất nhiều người đến làm thủ tục đăng ký biển số xe cũng như người dân qua lại trên đường Yên Bái.

Nhiều người dân qua lại trên đường Yên Bái sáng 22/3 chứng kiến vụ việc.

Mãi đến gần nửa giờ sau, khi PV rời khỏi địa điểm này, cuộc khẩu chiến giữa đôi bên vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu.

Hình ảnh cán bộ CSGT quận Hải Châu và người dân chỉ vào mặt nhau “khẩu chiến” ầm ĩ tại cơ quan công quyền là cảnh tượng hết sức phản cảm, gây ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh của lực lượng CSGT nói chung, CSGT Đà Nẵng nói riêng.

Trách nhiệm kết luận ai đúng, ai sai trong vụ việc khiến người phụ nữ tỏ thái độ phẫn nộ thuộc về lãnh đạo Đội CSGT quận Hải Châu và Công an quận cũng như Phòng CSGT Đà Nẵng và Công an TP. Các cơ quan này cần phải làm sáng tỏ để người dân hiểu rõ đúng sai.

Một số người dân quanh đó cho biết, khi PV đang chụp hình vụ việc thì đã bị một cán bộ Đội CSGT quận Hải Châu tên là Xuyến ghi lại biển số xe máy (?)
Read more…

Đạn nổ, báng súng, dùi cui...CA xã xử người vi phạm giao thông còn hơn bắt cướp.

Công an xã bị tố dùng súng "giải quyết" vụ vi phạm giao thông

Theo thông tin tố cáo, do không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, anh Thắng và anh Kết bị hơn chục cán bộ công an và dân quân tự vệ xã Trà Đa (TP Pleiku, Gia Lai) đuổi theo đánh đập và rút súng đe dọa.


Theo trình bày của anh Lê Đình Kết và anh Trần Xuân Thắng (đều là nhân viên Công ty TNHH MTV Cường Thịnh Phát, trụ sở tại KCN Trà Đa, TP Pleiku, Gia Lai), vào khoảng 23 giờ tối 20/3, hai anh điều khiển xe máy về công ty mà không đội mũ bảo hiểm. Về gần đến nơi, họ phát hiện có một nhóm người đuổi theo nên tăng tốc bỏ chạy.

Về đến công ty, họ gọi bảo vệ mở cửa gấp và thông báo với bảo vệ là anh Trần Ngọc Sơn rằng có người đuổi theo. Tưởng là có cướp, anh Sơn chạy vào phòng lấy cây rựa dùng để phát cỏ ra tự vệ.
Một lúc sau, nhóm người trên đẩy cổng đi vào công ty thì cả 3 người mới biết đó là công an và dân quân tự vệ, nên chạy vào khu vực sản xuất. Thấy 3 người bỏ chạy, các cán bộ công an vào nhà máy tìm kiếm.

Nghe thấy tiếng ồn, ông Trần Xuân Cường - Phó Giám đốc công ty - và một số nhân viên chạy ra, thì được công an thông báo: có 3 tội phạm trốn vào đây. Sau khi xác minh, ông Cường biết nhân viên của mình đã vi phạm luật giao thông nên nói với công an cứ dắt xe về, sáng mai sẽ lên công an xã tường trình sự việc.


Ông Cường kể lại sự việc với PV
Nghe vậy, một phó công an xã liền rút súng trong người ra, một người khác thì cầm súng AK lên đạn rồi chĩa vào nhóm người phía công ty ông Cường và hỏi: "Tụi bây muốn gì?". Thấy vậy ông Cường xoa dịu: “Các anh có gì từ từ nói chuyện”. Vừa dứt lời, ông Cường bị khẩu súng ngắn chĩa thẳng vào đầu.

Cánh cửa phòng bảo vệ bị công an đập vỡ và một phần tường bị đạn bắn vào
Biết sự việc ngày càng căng thẳng, anh Thắng liền đi ra trình bày về việc đi xe không đội mũ bảo hiểm, lập tức bị công an viên và dân quân tự vệ đánh tới tấp. Bị đánh đau, anh Thắng vùng chạy vào phòng bảo vệ đóng cửa trốn, nhưng bị các cán bộ dùng dùi cui và báng súng đập vỡ cửa kính để mở cửa vào. Không dừng lại đó, nhóm công an xã này còn dùng súng bắn vào phòng.

Mở được cửa vào, nhóm công an xã Trà Đa lôi anh Thắng ra ngoài, dùng báng súng đánh liên tục vào bụng khiến anh Thắng ngất xỉu.

Khi thấy anh Sơn từ khu vực chế biến đi lên, nhóm công an xã và dân quân tiếp tục bắt giữ anh Sơn, dùng báng súng đánh, đấm đá anh Sơn; mặc cho ông Cường và các nhân viên khác van xin.


Vỏ đạn nằm lại hiện trường vụ việc
Đánh người xong, công an và dân quân xã Trà Đa còng tay anh Thắng và anh Sơn về trụ sở công an xã và tiếp tục đánh đập. Đánh xong, công an áp giải anh Sơn về nhà máy để lấy 2 cây rựa. Lúc này công an 113 cũng có mặt để tiến hành xác minh vụ việc.


Vết thương trên người anh Sơn
Ngoài anh Thắng và anh Sơn bị đánh, anh Kết bị mời về trụ sở công an xã và cũng bị các công an viên đánh tới tấp.

Nhận được tin báo, ông Trần Xuân Thám - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cường Thịnh Phát - đến trụ sở công an xin bảo lãnh cho các nhân viên công ty để đưa đi cấp cứu song mãi đến 2 giờ ngày 21/3, công an xã mới cho ông Thám bảo lãnh anh Thắng về. 2 tiếng sau, công an xã điện thoại cho ông Cường đến đưa anh Sơn đi cấp cứu. Còn anh Kết thì mãi đến 7h30’ cùng ngày mới được cho về trong tình trạng toàn thân đau đớn.


Vết thương ở đầu anh Thắng
Chiều 21/3, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết, bệnh nhân Sơn và Thắng bị ngất xỉu do bị chấn động quá mạnh. Bệnh nhân Trần Xuân Thắng nhập viện trong tình trạng có vết thương ở đầu, vết thương bên thái dương phải dài 4cm. Kết luận ban đầu: sang chấn đầu và sang chấn ngực; bệnh nhân Phạm Ngọc Sơn nhập viện trong tình trạng có vết thương vùng chẩm, vết thương đầu, bầm mắt phải. Kết luận ban đầu: sang chấn đầu, sang chấn ngực.


Lịch công tác của Công an xã Trà Đa
Trước thông tin tố cáo trên, chúng tôi đến trụ sở Công an xã Trà Đa tìm hiểu thực hư thì được biết ông Lê Ngọc Tường - Trưởng Công an xã - vừa được cho nghỉ sáng 21/3. Chúng tôi gọi vào số điện thoại của ông Tường thì không liên lạc được. Nhìn vào bảng phân công lịch trực được biết, ông Tường được phân công trực vào đêm 20/3 và rạng sáng 21/3. Còn ông Thành - Phó Công an xã - cho biết ông không có mặt ở nơi xảy ra vụ việc nên không biết gì (!). Việc người dân tố cáo lực lượng chức trách của xã Trà Đa đánh người vẫn đang được điều tra, chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí.

Phóng viên hỏi họ tên đầy đủ của ông Thành thì ông này bỏ đi và không nói gì.

Ông Nguyễn Đình Thức - Chủ tịch UBND xã Trà Đa - cho biết, sự việc trên ông đã biết. Sáng 21/3, công an xã đã báo lại: Vào lúc 23h30’ ngày 20/3, công an xã đi tuần tra, phát hiện 2 thanh niên đi xe mô tô không đội mũ bảo hiểm nên yêu cầu họ dừng xe nhưng họ không chấp hành. Khi công an đến Công ty Cường Thịnh Phát thì các thanh niên trên mang 3 cây mã tấu ra "tiếp". Hiện tang vật vẫn đang ở trụ sở công an xã.
Sau đó ông này nói: “Có gì qua công an xã mà lấy thông tin, tôi bận đi họp ở thôn”.
Vụ việc này sẽ được Dân trí tìm hiểu và tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Thiên Thư (Dân trí)
Read more…

Phong trào “LỜI TUYÊN BỐ” và Phạm Thanh Nghiên, Đoàn Văn Vươn



Lê G. (Danlambao) - Nhớ lúc trước khi viết sát cánh bên nhà báo Nguyễn Đắc Kiên thật ra tôi không nghĩ trong câu đó cá nhân anh Nguyễn Đắc Kiên là quan trọng, với tôi ai dám đứng lên đương đầu với chế độ độc tài đều là anh hùng, là người xứng đáng để noi theo. Trong câu đó, tôi đặt tầm quan trọng vào từ sát cánh với ý là tất cả chúng ta sẽ chen vai sát cánh với những anh hùng như thế trong cuộc đấu tranh chống bạo quyền này. Đặc biệt, chúng ta không thể để cho bất kỳ người anh em nào của chúng ta bị đàn áp, ngược đãi bất công. Chúng ta phản kích lại độc tài, chúng ta giúp đỡ anh em chúng ta, chúng ta cảm nhận một phần nỗi đau của anh em chúng ta đã gánh chịu. 

Vậy hai vị anh hùng của chúng ta - Phạm Thanh NghiênĐoàn Văn Vươn - đang bị đày đọa, chúng ta phải làm gì? 

Phản bác lại bằng lý lẽ thì các trang báo, blogs Lề Dân đã thể hiện một cách hoàn hảo. Nhưng chúng ta cần những hành động cụ thể hơn để tỏ tinh thần “sát cánh”. 

Trước tiên cần khẳng định lại là chúng ta đấu tranh sát cánh bên những người anh hùng của chúng ta bằng phương thức Bất bạo động và trong khuôn khổ Luật pháp

Hành động thứ nhất: Viết lời yêu cầu 

Những người ký tên trong 3 danh sách ký tên vừa rồi (Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Góp ý HĐGMVN, Kiến nghị 72) cùng với các hội đoàn khác (không cần ký tên rộng rãi, chỉ cần thỏa thuận giữa họ với nhau) viết ra một Lời yêu cầu đại khái như sau: 

Chúng tôi đồng ký tên dưới đây yêu cầu: 

1. Tòa án thành phố Hải Phòng tha bổng anh Đoàn Văn Vươn cùng các bị cáo khác ngay tại tòa vì thời gian tạm giam hơn 1 năm đã quá nặng so với những gì họ đã làm. 

2. Thành phố Hải Phòng ngưng ngay việc sách nhiễu cô Phạm Thanh Nghiên và phải để cô được đi chữa bệnh ngay lập tức. Vì chúng tôi cho rằng quyền được chữa bệnh là quyền lợi bức thiết nhất của mỗi công dân trong bất kỳ chế độ nào. 

Chúng tôi hoan nghênh tất cả những quyết định của chính quyền để thỏa mãn hai yêu cầu trên của chúng tôi. 

Nếu một hay hai yêu cầu không được đáp ứng, chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng trong khuôn khổ pháp luật để đạt được những mục đích nói trên vì chúng tôi thấy thật hổ thẹn khi để những công dân ưu tú của nước Việt Nam ta lại phải chịu nhiều bức hại thảm thương như thế. 

Hành động thứ hai - Tất cả đều đổ về Hải phòng để dự phiên tòa xử anh em nhà anh Vươn, đồng thời ghé thăm Phạm Thanh Nghiên và truy vấn chính quyền vì sao không cho phép Phạm Thanh Nghiên đi chữa bệnh

Trước đây, đồng bào Dương Nội, Văn Giang đã về Tiên Lãng thăm chị Thương, chị Hiền, bây giờ mong đồng bào cũng hiệp thông như thế với người anh hùng Đoàn Văn Vươn. 

Dương Nội, Văn Giang cùng về Hải Phòng. 
Vĩnh Yên lên đường về Hải Phòng. 
Dân oan ba miền cùng về Hải Phòng. 

Nhà văn, nhà báo, bloggers cùng tiến về Hải Phòng. 
Các anh em có điều kiện cùng bay, đi tàu, đi xe về Hải Phòng. 
Các anh em đã ký trong ba danh sách ở Hải Phòng và lân cận cùng đến Hải Phòng. 

Hãy hiệp thông với anh em chúng ta, những người con ưu tú của nước Việt Nam. 

Hành động thứ ba - Bảo vệ Phạm Thanh Nghiên

Nghiên hỏi chúng ta: “Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?”. Có lẽ, tôi xin trả lời là tôi hiểu được tình cảnh của Nghiên nên tôi cảm thông, xót xa và cảm thấy xấu hổ. Và vì không ở trong tình cảnh của Nghiên nên tôi có thể nghĩ ra cái gì đó giúp Nghiên. Chúng ta giúp Nghiên như thế nào? 

Trong 3 danh sách ký tên có rất nhiều luật sư. Vậy xin luật sư nào đó đứng ra làm người đại diện pháp lý hợp pháp cho Nghiên. Từ nay, tất cả sách nhiễu của chính quyền đều chính thức thông qua đại diện pháp lý của Nghiên. Có thể, luật sư giúp đỡ vô tư nhưng tất cả chúng ta cũng sẵn sàng giúp đỡ tài chính. Chúng ta cũng cần giúp Nghiên chi trả những phí chữa bệnh nữa. 

Có thể đó là 5000 đồng của bé gái nhịn không ăn sáng. 
Có thể đó là 20000 đồng của chị hàng xén trích ra từ tiền lãi trong ngày. 
Có thể đó là 5$ còm cõi của chị thợ móng tay ở Cali. 
Có thể đó là 100$ của Giáo sư Toán ở Úc. 
Hay đó là 500$ của doanh nhân thành đạt... 

Tất cả đều là những đồng tiền chân chính như một tấm lòng của chúng ta gửi đến anh em chúng ta đang bị nạn. Trước đây, nhiều người đã thực hiện điều này khá tốt trong việc hỗ trợ chị Hiền và chị Thương. Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều bác sỹ, mong các anh chị hãy nghĩ cách gì đó giúp Nghiên. 

Nghiên ơi, Nghiên hãy tin là chúng tôi luôn sát cánh bên bạn. 

Hành động thứ tư - Kêu gọi quốc tế

Lê Anh Hùng đã dịch bài viết của Nghiên ra tiếng Anh. Trong 3 bản danh sách có rất nhiều người từ các quốc gia khác nhau. Hãy cùng dịch ra nhiều thứ tiếng: Pháp, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Ý,... Tất cả đồng loạt đưa lên blog của mình. Sau đó gửi đi đến tất cả những nơi có thể được, yêu cầu giới trí thức địa phương giúp đỡ, kêu gọi chính quyền các nước lên tiếng phản đối những sách nhiễu vô luân, phi nhân của chính quyền Việt Nam không phải chỉ riêng Phạm Thanh Nghiên mà còn Huỳnh Thục Vy, Huỳnh Khánh Vy, Huỳnh Ngọc Tuấn... 

Trong các danh sách có rất nhiều trí thức, học giả có uy tín của các nước, rất mong các anh chị góp phần giảm đi sự sách nhiễu của chính quyền đối với những nhà đối lập, những anh hùng của chúng ta.. 

Tự do, dân chủ và cuối cùng là hạnh phúc ở dưới chế độ độc tài luôn luôn là bánh vẽ. 

Những giá trị đó sẽ mãi mãi là bánh vẽ nếu chúng ta không đấu tranh. 

Con đường đấu tranh gian nan ấy đã có những anh hùng đi tiên phong, 

Và chúng ta quyết chen vai sát cánh bên họ để tự do, dân chủ, hạnh phúc trở thành một phước lành thật sự. 


Read more…

Phạm Thanh Nghiên - Nếu ở vị trí của tôi, bạn sẽ làm gì?



Phạm Thanh Nghiên

Phạm Thanh Nghiên
Ngày 19/3/2013 – Khi tôi hỏi bạn câu này không có nghĩa tôi mong bạn hay bất cứ một người Việt Nam nào phải trải nghiệm những điều giống như tôi. Đơn giản tôi muốn ở bạn sự đồng cảm. Tôi tin rằng cuộc sống sẽ thú vị và sống động hơn khi chúng ta thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và suy nghĩ, cảm nhận bằng trái tim của họ. Những tình huống tôi sắp đặt ra có thể khiến bạn thấy khó chịu và cho rằng “thật xui xẻo”. Nếu vậy, bạn hãy chấm dứt việc đọc nó. Nhưng tôi vẫn muốn bạn cùng tôi tham gia “trò chơi trắc nghiệm” này, để tôi được hiểu bạn hơn. Hãy cho tôi biết cảm nhận của bạn nhé để chúng ta được gần nhau. Và đây là các tình huống bạn rất có thể sẽ gặp phải nếu bạn là tôi:
Chưa đầy 6 tháng kể từ lúc ra tù, bạn nhận hơn mười giấy triệu tập của chính quyền địa phương. Họ liên tục đến nhà làm phiền bạn với đủ các lý do: kiểm tra hộ khẩu, làm việc hoặc thăm hỏi. Những người nhân danh công an nhân dân này sẵn sàng đứng đập cửa nếu bạn không cho họ vào. Thật không dễ chịu chút nào khi nhiều lần họ nhằm lúc bạn vắng nhà để khủng bố tinh thần cho người mẹ gần 80 tuổi của bạn. Thậm chí, giữa lúc đêm tối, mất điện họ tự ý mở cổng ngoài và bắt ép mẹ bạn phải mở cửa để họ “kiểm tra hộ khẩu”. Cả đám người sắc phục lẫn không sắc phục cầm đèn pin rọi khắp nhà, từ phòng riêng cho đến toa-lét.
Bạn trở về trong tình trạng sức khỏe suy kiệt, cần phải đến bệnh viện thăm khám và điều trị nhưng luôn bị chính quyền địa phương gây khó khăn. Bạn hỏi: “Nếu tôi chẳng may bị bệnh nghiêm trọng cần phải đi cấp cứu nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng, mà bệnh viện lại nằm ở phường khác, quận khác. Khi đó theo như luật của các ông thì tôi vẫn phải làm đơn, báo cáo với các ông lên cấp phường, rồi chờ các ông trình lên cấp quận sau đó lại tiếp tục chờ các ông giải quyết rồi tôi mới được tự đi cứu mạng tôi à, nhỡ lúc đó chết thì sao?”. Và bạn sẽ nhận được câu trả lời từ chính miệng ông phó chủ tịch UBND phường rằng: “Đã là luật thì phải thi hành thôi, không khác được.” Tư gia của bạn liên tục bị công an chốt chặn, canh gác, bao vây nhằm khủng bố tinh thần và ngăn chặn quyền tự do đi lại của bạn. Không những thế, ban đêm họ còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến giấc ngủ của gia đình bạn cũng như những người hàng xóm xung quanh.
Mồng 5 tết, công an vào tận nhà “khuyến cáo” bạn không nên đi đâu và lập tức kéo đến canh gác khiến cho khách khứa, bạn bè của bạn tỏ ra hoang mang, sợ hãi.
Bạn đi thăm người quen, hãy chuẩn bị tinh thần bị công an ập vào lôi đi bất cứ lúc nào rồi áp giải đến vài trụ sở mà họ muốn rồi thẩm vấn hàng tiếng đồng hồ. Sau cùng, bạn sẽ được “kỷ niệm” một giấy xử phạt trị giá 1,5 triệu đồng với cái gọi là “vi phạm các quy định về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế”.
Và đây là câu chuyện tôi muốn chia sẻ với bạn:
Tôi đã trải qua 4 năm tù giam bằng luật của “Nhà nước CHXHCN VN” và trở về trong tình trạng sức khỏe tồi tệ. Trước kia và cả bây giờ, tôi chưa bao giờ chấp nhận bản án cũng như những thứ luật vô lý mà nhà cầm quyền áp đặt cho tôi. Điều này đồng nghĩa với việc tôi sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn thậm chí phải chấp nhận cả những rủi ro mà bản thân không thể lường trước được. Mẹ tôi vì quá lo lắng đã khuyên tôi nên “làm đơn” để thông báo cho họ việc sẽ đi khám bệnh ở Hà Nội. Bởi trước đó, bà đã được công an “nhắc nhở” rằng trong trường hợp tôi tự ý đi, nếu gặp “sự cố” giữa đường họ sẽ không chịu trách nhiệm gì. Tôi đã…làm đơn, thông báo cho họ đầy đủ các thông tin cần thiết mà họ yêu cầu. Và đây là câu trả lời tôi nhận được: Vào lúc 23 giờ 30 phút ngày 3/10/2012, một toán công an (phường Đông Hải 1) đã xông vào nhà tôi đòi “kiểm tra hộ khẩu”, tức là chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi tôi đưa đơn. Họ ra “lệnh miệng” rằng tôi không được đi đâu khỏi nhà. Toán công an này còn cho biết đơn của tôi viết “Sai” vì không có từ “ĐƠN XIN” và thiếu giòng chữ “CHXHCNVN độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Để được hưởng cái quyền đương nhiên là của mình, tôi đã phải xoay sở, nghĩ đủ mọi cách để đến được bệnh viện hòng không bị ngăn cản. Các bác sĩ bệnh viện Việt Tiệp ( Hải Phòng) kết luận tôi chỉ bị viêm họng, không có gì nguy hiểm trong khi tôi luôn bị sốt nhẹ và họ cũng không giải thích được hiện tượng này. Bác sĩ chuyên khoa mắt chẩn đoán tôi bị “phù đĩa thị” và “thoái hóa biểu mô sắc tố”. Ông cũng kê đơn thuốc cho tôi. Tuy nhiên, bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn thêm trầm trọng. Tôi tìm đến một bác sĩ khác rất nổi tiếng và uy tín tại Hà Nội. Bà chẩn đoán tôi bị “ mỏi điều tiết” và “gai thị bạc mầu phía thái dương”. Theo phương pháp điều trị của bà, tôi thấy bệnh đỡ hẳn. Nhưng chưa đầy hai tháng sau, tôi bị đau lại. Nhiều lúc cảm giác như hai mắt muốn vỡ tung, rất khó chịu. Lại thêm những cơn sốt nhẹ cứ dai dẳng hết ngày này qua ngày khác. Tôi thực sự lo lắng. Tôi cần phải vào Sài Gòn khám chữa bệnh. Và tôi lại lần thứ hai làm đơn. Không phải tôi thỏa hiệp với thứ “luật vô luật” kia mà vì không muốn họ lấy cớ tôi vắng nhà để khủng bố tinh thần mẹ tôi. Hơn nữa, đi khám bệnh là quyền đương nhiên bất cứ ai cũng được hưởng ( không phải xin phép). Không một chính phủ hay nhà nước bình thường nào muốn công dân của mình ốm yếu, bệnh tật. Với suy nghĩ như thế, tôi chắc chắn họ để tôi đi. Tôi đã sai!
Ngày 19/2/2013: Tôi gửi đơn yêu cầu cho đi khám bệnh.
Ngày 22/2: Tôi bị mệt, phải đi tiêm và truyền nước. Bác sĩ yêu cầu điều trị những ngày tiếp theo.
Ngày 23/2: Công an bắt đầu canh gác. Việc điều trị do vậy bị gián đoạn.
Ngày 24/2: Sáng : công an vào nhà đưa giấy triệu tập ngày 25/2 lên UB phường để nghe “trả lời đơn yêu cầu đi khám bệnh”.
Chiều: Do không thể đến phòng khám cũ, tôi phải chuyển tới điều trị tại một phòng khám nhỏ ở gần nhà.) Huyết áp đo được chưa đến 80/50. Trong khi tôi nằm truyền nước, công an đứng ngoài canh cửa.
Ngày 25/2/2013: Trong lúc tôi đang nằm truyền nước, công an khu vực đã vào tận nơi “kiểm tra” và anh ta gọi điện báo cáo tình hình cho cấp trên.
Sáng 26/2: Tôi đi làm việc. Công an các cấp phường, quận, thành phố đã thông báo việc họ đã nhận được đơn của tôi và hứa sẽ giải quyết. Tôi yêu cầu họ phải trả lời bằng văn bản theo đúng luật định. Bà Lã Thị Thu Thủy, đại diện công an thành phố và ông Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1 đã hứa sẽ trả lời đơn bằng văn bản.
10 giờ sáng ngày 28/2, công an phường vào đưa giấy triệu tập, yêu cầu phải có mặt vào lúc 10 giờ 15 cùng ngày để nghe họ chính thức trả lời đơn. Tôi yêu cầu họ dẫn chứng luật nào cho phép công an được triệu tập công dân trước 15 phút ( thậm chí thời gian ra mở cổng và nghe họ trình bày cũng …quá 15 phút ). Họ ra về và ít phút sau mang 1 giấy triệu tập khác hẹn ngày hôm sau 1/3/2013 lên phường “làm việc”.
Ngày 1/3/3013: Tôi đi “làm việc” với “các cơ quan có thẩm quyền” gồm những thành phần sau:
1. Nguyễn Văn Kỳ, phó chủ tịch UBND phường Đông Hải 1
2. Trung tá Lưu Văn Thi, phó trưởng công an phường Đông Hải 1.
3. Lã Thi Thu Thủy, đội trưởng phòng an ninh chính trị PA67, công an thành phố Hải Phòng.
4. Đại úy Nguyễn Mạnh Tùng, đội trưởng cảnh sát thi hành án Hình sự quận Hải An.
5. Trung tá Mạc Tư Khoa, đội trưởng phòng Thi hành án Hình sự ( không rõ thành phố hay quận vì không giới thiệu).
6. Đỗ ( hay Đinh gì đó) Văn Thuấn, trưởng công an phường Đông Hải 1.
7. Một nam công an mặc thường phục không giới thiệu tên.
8. Một nữ công an quận mặc thường phục khác tên Nga.
Các “cơ quan có thẩm quyền” đã trả lời tôi bằng miệng như sau: Không được đi, nếu cố tình sẽ bị bắt. Lý do để họ ngăn cấm không cho tôi đi vì tôi là “đối tượng đặc biệt”-nguyên văn lời Lã Thị Thu Thủy. Khi tôi yêu cầu họ thực hiện lời hứa cũng như tuân thủ đúng pháp luật ( của chính họ) là trả lời bằng văn bản. Đại úy Tùng trả lời: “Chúng tôi trình bày rất rõ ràng, chị tự nhớ được, cần gì văn bản”.
Ông Lưu Văn Thi yêu cầu tôi phải thanh toán… món nợ 1,5 triệu đồng (tiền phạt…) Ông ta còn nói do hàng tháng tôi không tự giác lên phường “ trình diện và báo cáo về việc chấp hành quy định quản chế”, thậm chí còn xé giấy triệu tập trước mặt công an nên từ tháng 4/2013 trở đi, cho dù tôi có muốn lên phường cũng phải gọi điện “xin phép” trước và đợi sự đồng ý của họ tôi mới được đi “trình diện”. Còn thì cứ chờ họ gửi giấy triệu tập đến nhà rồi theo đó mà đi. Và không quên “khiển trách” tôi viết đơn lại dám dùng từ “Đơn yêu cầu” thay vì “Đơn xin”.
Tôi không muốn kể thêm về cuộc đối thoại giữa tôi và những con người này. Nhưng tôi có nói với họ trước khi ra về rằng: “Chính các người không cho tôi bất cứ một lý do nào để tôi tôn trọng các người. Muốn được người khác tôn trọng trước nhất hãy tự tôn trọng bản thân mình”. Và nhìn lên mười mấy tấm bằng khen “lực lượng anh hùng…”treo trên tường, tôi bảo: “Không phải cứ treo mấy tấm biển anh hùng kia là thành anh hùng ngay đâu, gỡ xuống đi cho đỡ xấu hổ”. Tôi đứng lên, xô ghế thật mạnh rồi bước ra cửa. Cô công an tên Nga chạy theo: “ Để em đưa chị Nghiên về”. Tôi miễn cưỡng cảm ơn rồi đi bộ về nhà. Ngày 5/3, sau 12 ngày đêm họ mới bỏ chốt canh gác.
Khi tôi ngồi gõ những con chữ này, đôi mắt tôi vẫn vô cùng đau nhức. Những cơn sốt nhẹ vẫn đeo bám và ôi chao, chỉ mong một ngày được thoát khỏi những cơn đau đầu triền miên, dai dẳng.
Cảm ơn các bạn đã kiên nhẫn nghe hết câu chuyện rời rạc và tẻ nhạt của tôi. Và hãy cho tôi biết, bạn sẽ làm gì để vẫn là một người tự do?
Phạm Thanh Nghiên, ngày 19/3/2013
* * *

WHAT WOULD YOU DO IN MY SITUATION?

Translated by Lê Anh Hùng (Defend the Defenders)
When I pose that question to you, I don’t mean that I expect you or any other Vietnamese to go through what I have experienced. It is simply that I expect your sympathy. I believe that life will be much interesting and lively when we assume ourselves in others’ circumstances and think and feel by their hearts. Those circumstances I suggest here may make you feel bad and think that “Wow, its so unlucky.” If so, just stop reading them. However, I still want you to take part in this “funny test” in order to let me understand you more. Just let me know your feelings so that we could come close together. And below this are situations that you are likely to encounter if you were I.
In just nearly 6 months after your release from prison, you received more than ten summonses from the local authorities. Repeatedly, they came to your home to annoy you with various reasons: checking registered residence, questioning, or just paying a visit. These self-claimed people’s police would knock strongly on the door if you did not let them in. It was no pleasure at all when they chose while you were away to terrify your near-eighty mother time and time again. Even more, in late night and during power cut, they opened your house gate arbitrarily and forced your mother to open the door to let them “check registered residence.” A whole pack, uniformed or not, shone the torch all over the house, from private rooms to toilets.
You went back from prison in exhaust; you needed to go to hospital for treatment but the local authorities kept thwarting you. You asked: “If, unfortunately, I had a severe disease which needs emergency aid or otherwise I risked my life, whereas the hospital is located in other ward and other district. According to “your laws,” still I have to write a petition to submit to you at the ward level, and wait for you to submit to the district level and continue to wait until you reply, then I am permitted to save my life myself. What happens if, unfortunately, I die then?” And you would receive the answer from the mouth of the Vice-Chairman of People’s Committee of the Ward: “When it comes to laws, it must be enforced. No other way!”
Your private house were always blocked, guarded and surrounded by the police in order to terrify your mind and hinder your freedom to travel. Moreover, they caused public tumult at night, affecting your family’s as well as your neighbours’ sleep.
On 5th day of the Lunar New Year, the police came to your home to “recommend” that you do not go anywhere and then guarded your house right away, making your guests and friends anxious and scared.
When you paid a visit to one of your acquaintances, just braced yourself for a sudden raid by the police. They then took you to several public buildings at their fancy and questioned you for hours. After all, you would be “granted” a fine worth 1.5 million VND for the so-called “breach of regulations on obligations of persons under surveillance punishment.”
And the story I want to share with you is as follows.
I have went through 4 years in prison under the laws of the “Socialist Republic of Vietnam” and returned home in very poor health. Never have I accepted the sentence as well as other illogical laws that the authorities enforced on me. This means I will face so many difficulties, even accepting those risks that I cannot anticipate. Too nervous, my mother advised me to “write a petition” to inform them of my trip to Hanoi for medical examination. Previously, she had been “reminded” by the police that if I went on my own free will, they would bear no responsibilities in case I experienced any “incidences” during the trip. Then I… wrote a petition, informing them of every necessary details they required. And the answer was: At 23h30 on 3rd October 2012, a group of policemen (Dong Hai 1 ward) rush to my house to “check registered residence”, just several hours after I submitted my petition. They gave me “oral command” that I stay put at home. Besides, they told me that my petition was “wrong” because there was no word “DON XIN” (a humble word asking for favours) as well as no “Socialist Republic of Vietnam/Independence – Freedom – Happiness” at the head of the petition letter.
To enjoy my apparent right, I had to manage by myself, taking into account every possible ways to get to the hospital unthwarted. The doctors at the Viet Tiep Hospital concluded that I only had a sore throat, with no risk at all, whereas I frequently had a slight fever and they failed to give an explanation on this as well. An ophthalmological doctor diagnosed that I had acquired a papilloedema and degeneration of purpurogenous membrane. He also gave me a prescription. My illness didn’t ease up but got more severe, however. I went to a very well-known and prestigious doctor in Hanoi. She diagnosed that I had acquired an aesthenopia and “optic atrophy at temple’s side.” Following her method of treatment, I felt my illness easing up apparently. Nearly 2 months later, however, I felt the pain again. Time and again, I felt my eyes were about to blow up, very uncomfortable. Worse, accompanied with this was a slight fever that persisted from day to day. I was really worried. I needed to go to Saigon for medical examination and treatment.
Again, for the second time, I wrote a petition. It was not that I compromised with that “lawless laws” but that I did not want them to take my absence as a pretext to terrify my mother. Moreover, the right to medical services is self-evident for anyone to enjoy (without permission). No normal government or state would want their citizens to be ill or sick. With that in mind, I was sure that they would let me go. I was wrong!
On 19 February 2013, I submitted my petition to ask for permission to go for medical examination.
On 22 February, I felt unwell and had to go to a clinic for tonic injection. The doctor asked me to go on treatment the following days.
On 23 February, the police began guarding my house. The treatment was then disrupted.
On 24 February: In the morning, the police came to my house to give me a summons which required that I go to the headquarters of the People’s Committee of the Ward to hear “the answer for your petition.” In the afternoon, unable to go to the former clinic, I had to go to a smaller one near my home. My blood pressure as checked here did not reach 80/50 levels. While I was on bed for tonic injection, the police guarded outside the room.
On 25 February 2013, while I was on bed for tonic injection, the policeman in charge of my neighbourhood went right to the spot for “inspection” and then called his superior to report the situation.
In the morning of 26 February, I went for working sessions with the local authorities. The police at ward, district and municipal levels all informed me that they had received my petition and promised to address it. I requested that they reply in written form as stipulated by the laws. Both Mrs La Thi Thu Thuy, representative of the Hai Phong Municipal Public Security, and Mr Nguyen Van Ky, Vice-Chairman of the People’s Committee of Dong Hai 1 Ward, promised me to reply in written form.
At 10am on 28 February, the police of the ward came to my home to give me a summons, requesting my presence at 10h15am the same day to hear their official answer. I asked them to cite whatever legal stipulations which authorizes the police to summon a citizen just before 15 minutes (the time to open the gate and listen to their explanation alone already exceeds 15 minutes). They got back to their office and minutes later came back with another summons, which requested me to go to the headquarters of the People’s Committee of the ward the next day “for a working session.”
On 1 March 2013, I went for a “working session” with “authorized agencies”, which include:
1) Mr Nguyen Van Ky, Vice-Chairman of the People’s Committee of Dong Hai 1 Ward;
2) Lieutenant Colonel Luu Van Thi, Deputy Head of Dong Hai 1 Ward Public Security;
3) Mrs La Thi Thu Thuy, Team Head, Political Security Department (PA67), Hai Phong Municipal Public Security;
4) Captain Nguyen Manh Tung, Head of Criminal Sentences Enforcement Team, Hai An District Public Security, Hai Phong;
5) Lieutenant Colonel Mac Tu Khoa, Team Head, Criminal Sentences Enforcement Department, Hai Phong Municipal Public Security;
6) Do (or Dinh) Van Thuan, Head of Dong Hai 1 Ward Public Security;
7) A policeman not in uniform and not introduced himself;
8) A policewoman from An Hai District Public Security, not in uniform, named Nga.
These “authorized agents” orally replied me as follows: You are not permitted to go (for medical examination); if you go deliberately, you will be arrested. The justification for them to prohibit me was that I was a “special target,” quoting Mrs La Thi Thu Thuy’s words verbatim. When I asked them to deliver their promise and also to abide to (their own) laws by replying me in written form, Captain Tung answered: “We have explained very clearly, you can remember yourself. No need for written documents.”
Mr Luu Van Thi asked me to pay… “the debt” (fine) worth 1.5 millions VND. He also said that, because I did not go to the ward authorities to “show up and report your observance of regulations of surveillance” every month, even tore a summons before the police, so from this April 2013 on, even if I want to go to the headquarters of the People’s Committee of the ward, I have to call to “ask for permission” in advance and wait for their assent before “showing up”. Otherwise, I just wait for their summonses to arrive home and go as specified by the summonses. He did not forget to “reprimand” me for daringly using the word “Don yeu cau” (Letter of Request) instead of “Don xin” (letter asking for permission) when writing the petition.
I don’t want to tell more about the conversation between I and these people. But I remembered telling them before going home that, “You do not give me any reason to respect you. If you want others to respect you, respect yourself first.” Glancing up at certificates of credit (which state “heroic forces…”) hung on the wall, I said: “Hanging these certificates of heroism doesn’t turn you into heroes right away. Rather, getting them down will make you feel ashamed less.” Then I stood up, pushing the chair aside forcefully and going to the door. The policewoman named Nga rush towards me: “Let me take you home, sister Nghien.” I reluctantly expressed my gratitude and went home on foot. Until 5March 2013, after 12 days guarding my house, they quit.
When I type these letters, my eyes are still awfully painful. Slight fevers still follow me persistently, and how awfully I wish one day I could get rid of these chronic, constant headaches!
Thank you so much for your patience in reading my incoherent and uninteresting story. And, after all, just let me know: What will you do to remain a free man?
Pham Thanh Nghien, 19 Mar, 2013.
Read more…

Aung San Suu Kyi - Vị Cứu Tinh Của Dân Tộc Miến


Phong Thu, RFA - 19.03.2013: Đã hơn 2 thập kỷ qua, mỗi khi nhắc đến Atên Aung San Suu Kyi, tất cả mọi người trên thế giới đều khâm phục và kính trọng. Bà luôn xuất hiện trước công chúng trong bộ trang phục thật giản dị, nét mặt dịu dàng. Nhưng người phụ nữ nhỏ bé này ý chí thật mạnh mẽ và trái tim giàu lòng nhân ái. Người dân Miến Điện đã xem bà như một vị cứu tinh, một nữ anh hùng trong những câu chuyện huyền thoại của dân tộc Miến Điện.


Bấm vào nút PLAY để nghe phỏng vấn 


Dành cho máy có duyệt trình I.E cũ 



Đem lòng từ bi chinh phục bạo lực


Theo Wikipedia, bà Aung San Suu Kyi sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945. Cha của bà là ông Aung San, vị tướng đã lãnh đạo cuộc chiến chống lại sự cai trị của Anh và giành lại độc lập cho Miến Điện năm 1947. Ông đã bị ám sát bởi đối thủ của mình trước 6 tháng khi được nhìn thấy đất nước độc lập. Lúc đó, bà Suu Kyi mới vừa 2 tuổi. Mẹ bà là bà Khin Kyi đã được nhân dân Miến Điện tin cậy và là một nhân vật chính trị nổi bật trong chính phủ Miến Điện mới vừa hình thành. Bà Khin Kyi trở thành Đại Sứ Miến Điện tại Ấn Độ năm 1960. Bà Suu Kyi đi theo mẹ sang Ấn Độ sinh sống. Bà đã tốt nghiệp Đại Học tại Delhi, tốt nghiệp trường St Hugh’s College, Oxford, và Đại Học London. Bà kết hôn với ông Michael Aris, một học giả nghiên cứu về Tây Tạng sinh sống tại Anh. Bà sinh ra hai người con trai.


Ngày 31 tháng 3 năm 1988, mẹ bà bị bịnh nghiêm trọng. Bà đã trở về nước chăm sóc mẹ. Mẹ bà qua đời vào ngày 27 tháng 12. Vào những tháng năm này, đất nước Miến Điện đang rơi vào cảnh hỗn loạn, người dân đang cần đến bà. Bà đã hy sinh hạnh phúc của riêng mình để và lo cho sự an nguy của đất nước.(*)


Trong cuộc trao đổi với Ngài Ashin Kheminda, người trụ trì ngôi chùa Miến Điện- Mingarama Vihava, tại thành phố Silver Spring, Maryland, nhà sư cho biết, bản thân ông và người dân Miến Điện rất ngưỡng mộ bà và xem bà như một nữ anh hùng. Ông nói:


“Đối với tôi, tôi kính trọng bà một cách sâu sắc. Bà đã làm tất cả cho đất nước. Bà yêu nước sâu đậm nên đã hy sinh cả cuộc đời mình cho đất nước. Hiện nay, bà vẫn tiếp tục làm việc và cho đến khi bà từ giã cuộc đời.Tất cả những gì bà làm đều vì nhân dân và đất nước Miến Điện.”


Miến Điện là đất nước Phật Giáo lâu đời. Có hơn 85% dân số theo đạo Phật. Nhưng đất nước bị cai trị bởi bàn tay sắt của quân đội trong một thời gian khá dài khiến cho dân chúng lầm than, đói khổ và lạc hậu. Tình trạng bạo lực diễn ra khắp nơi. Chính quyền Miến Điện thẳng tay đàn áp những nhà tu hành xuống đường tranh đấu cho quyền tự do của nhân dân Miến Điện.


Trong mối tương quan lực lượng giữa chính quyền có bộ máy cai trị sắt máu, có quân đội, súng ống, còn bà Suu Kyi chỉ là một phụ nữ tay yếu chân mềm. Nhưng bà đã dám chống lại sức mạnh của vũ khí bằng hành động bất bạo động, bằng lòng nhân từ, kiên nhẫn và ý chí. Sức mạnh nào đã giúp cho bà vượt qua tất cả những trở lực này? Nhà sư Ashin giải thích như sau:


“Bà là một Phật Tử, bà học giáo lý của Phật nên hiểu và thấm nhuần được triết lý của nhà Phật là đem lòng từ bi để cư xử với mọi người. Bà đã sử dụng sức mạnh của lòng từ bi, tử tế để chinh phục bạo lực. Bà cố gắng thay đổi đường lối chính sách của một chính quyền quân phiệt trở thành một chính quyền tự do, dân chủ vì dân và lo cho dân. Đó là lý do bà đã thắng.”


Những ngày trong tháng 8 năm 1988, nhiều cuộc biểu tình của người dân Miến Điện diễn ra liên tục. Chính quyền quân phiệt đã dùng bạo lực và thẳng tay đàn áp. Hàng ngàn người đã bị giết. Ngày 15 tháng 8, lần đầu tiên, bà Suu Kyi, đã có hành động chính trị là gửi bức thư ngỏ cho chính phủ, yêu cầu thành lập Ủy Ban Tư Vấn độc lập để chuẩn bị bầu cử tự do, đa đảng.


Ngày 24 tháng 9, Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) được thành lập, bà được bầu làm Chủ Tịch. Chủ trương của đảng bà là tranh đấu bất bạo động. Tháng 12, bất chấp lệnh cấm của chính phủ, bà Suu Kyi đã đi công diễn khắp nơi kêu gọi người dân Miến Điện tranh đấu cho tự do dân chủ. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1990, đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ do bà lãnh đạo đã giành được 59% số phiếu và chiếm 81% số ghế trong Quốc Hội. Nhưng một số thành viên chủ chốt trong đảng bà đã bị bắt giam, và bà đã bị chính quyền quân phiệt quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà bị quản thúc và bị tù gần 21 năm và trở thành vị nữ anh hùng, người tù chính trị nổi bật nhất thế giới về ý chí, lòng nhân ái và sự kiên định.






Thần tượng của người dân Miến


Tấm lòng yêu nước của bà đã khiến cho nhân dân Miến Điện kính trọng và xem bà như một vị cứu tinh của dân tộc. Nhà sư Ashin đã kể lại giao ước của bà trước khi chấp nhận làm vợ ông Michael Aris:


“Bà làm một chuyện thật đáng khâm phục là khi bà đang bị quản thúc tại căn nhà riêng ở Rangoon, Miến Điện cũng là thời gian chồng bà bị bịnh ung thư và qua đời. Hai đứa con của bà còn rất nhỏ đang sống tại Anh quốc. Nhưng bà đã không trở về để chôn cất chồng. Câu chuyện tình của bà cũng thật ly kỳ. Bà đã có một giao ước với chồng. Trước khi cưới nhau, bà nói với chồng rằng một ngày nào đó người dân và đất nước Miến Điện cần đến bà thì xin ông hãy cho bà trở về giúp đất nước bên cạnh người dân Miến Điện. Và năm 1988, bà gác lại hạnh phúc riêng tư để hy sinh cho đại cuộc.”


Không phải chỉ có nhân dân Miến Điện ngưỡng một bà mà ngay cả những người trên thế giới cũng xem bà Suu Kyi như thần tượng. Bà Kiều Mỹ Duyên, tác giả của tập hồi ký “Chinh Chiến Điêu Linh” kể lại câu chuyện về người dân Miến Điện lưu vong tôn kính bà Suu Kyi:


“Chúng tôi có đi họp những hội nghị NGO. Những tổ chức phi chính phủ. Những tổ chức này gồm có những quốc gia ở Á Châu, và những quốc gia ở Âu Châu. Chúng tôi cũng đi họp nhiều lần thì chúng tôi có gặp một hội từ thiện của phi chính phủ đại diện của những người Miến Điện lưu vong trên thế giới. Họ yêu chuộng tự do. Họ gởi tiền về giúp cho những người dân nghèo của họ và thần tượng của họ là bà dân biểu Suu Kyi bây giờ. Bà được người dân Miến Điện ngưỡng mộ vô cùng. Họ đi họp ngoài giờ đi họp hay đi ăn cơm hay ngoài giờ sinh hoạt chung với các quốc gia thì người trong phái đoàn Miến Điện mặc những chiếc áo có in hình thần tượng của họ rất là dễ thương. Người dân Miến Điện yêu chuộng tự do họ mong ước chính quyền của họ không còn chế dộ độc tài, quân phiệt.”


Bà Suu Kyi còn có những hành động phi thường khác khiến cho nhiều người khâm phục. Bà Kiều Mỹ Duyên nói tiếp:


“Chúng tôi ngưỡng mộ bà như một thần tượng thế giới. Bà được mời qua bên Trung Quốc thuyết trình nhưng bà không đi tại vì bà đi là bà biết bà không có trở về. Bởi vì họ không cho bà về, bà lưu vong luôn nên bà gởi một cái video để bà nói về những sự tranh đấu của bà và đảng phái của bà. Và khi chồng bà mất ở bên Ăng-lê bà cũng không trở về. Cái tình cảm gia đình nó lớn lắm, tình chồng vợ sâu sắc lắm nhưng bà không về. Vì bà về chôn chồng bà thì nó sẽ không cho bà trở lại Miến Điện, bà không có còn là người tranh đấu ngay trong nước. Cho nên lòng can đảm, ý chí kiên cường của một người phụ nữ mảnh mai chúng tôi rất là ngưỡng mộ. Bà chịu cực, chịu khổ ở trong nước để tranh đấu cho nhân Miến Điện có dân chủ và nhân quyền.”


Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Điện sau mấy chục năm cai trị họ phải thay đổi đường lối một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây. Họ đã nhường bước cho một vị thống thống dân sự là ông Thein Sein, một tướng lãnh đã rời quân đội lên nắm quyền vào ngày 30 tháng 3 năm 2011. Nhất là hành động trả tự do cho bà Suu Kyi, tháo bỏ hàng rào kẽm gai,bao quanh nhà bà.


Nhà Sư Ashin cho biết, cuộc cách mạng hoa sen, hoa nhài diễn ra tại những nước Ai Cập, Lybia và các nước Trung Đông đã làm cho chính quyền quân phiệt lo sợ cho số phận của họ:


“Miến Điện một ngày nào đó cũng sẽ diễn ra một nổi dậy giống như những cuộc cách mạng lật đổ chế độ Sadam Husen, Lybia, Syria…và nhiều nước tại Trung Đông. Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là ông John McCain đã đến Miến Điện nói với chính phủ Miến Điện rằng với đường lối cai trị như thế thì rồi một ngày nào đó dân chúng cũng sẽ nổi dậy chống các ông. Hãy nhìn vào đó mà cố gắng thay đổi. Và họ đã thức tỉnh, trả tự do cho bà Suu Kyi cũng như hàng ngàn tù chính trị khác. Họ đang cố gắng thay đổi Miến Điện thành một nước dân chủ”.






Thế giới ngưỡng mộ


Sau 20 năm bị giam giữ, trong cuộc bầu cử quốc hội bổ sung hồi tháng 4-2012, Đảng NLD giành chiến thắng áp đảo khi chiếm được 43 ghế trong quốc hội và bà đã được bầu làm Nghị Sĩ Quốc Hội. Ngày 19 Tháng 9 năm 2012, bà Suu Kyi đã được Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng huy chương vàng, và Tổng Thống Obama tặng bà Huân Chương Tự Do, một huy chương danh dự dân sự cao nhất tại Hoa Kỳ. (**)


Ngày 8-3 vừa qua, tại Yangoon, hàng trăm đại biểu Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) đối lập tập trung về tham dự đại hội đảng đầu tiên sau một thời gian hơn 21 năm bị chính quyền quân sự trấn áp. Đảng NLD đã bỏ phiếu bầu các vị trí lãnh đạo đảng và bà Suu Kyi đã tái đắc cử Chủ Tịch. Số lượng các thành viên cũng tăng từ 7 lên thành 15 người, trong đó có 4 phụ nữ. Bà cũng kêu gọi sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và khuyến khích những người trẻ tuổi tham gia.


Đại hội lần này là để xây dựng lực lượng lãnh đạo chủ chốt và các phương hướng hành động để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2015. Người dân Miến Điện đang mong chờ bà trở thành Tổng Thống trong cuộc bầu cử này. Qua cuộc trao đổi, nhà sư Ashin cho biết:


“Ngay bây giờ chúng tôi muốn bà trở thành Tổng Thống. Nhưng Hiến Pháp vẫn chưa cho phép. Đảng của bà đang cố gắng để thay đổi Hiến Pháp để đến năm 2015, bà có thể ra ứng cử. Nhưng hiện nay, chúng tôi đang lo rằng lúc đó Đảng bà chiến thắng nhưng Hiến Pháp vẫn chưa cho phép thì bà vẫn chưa thể ra ứng cử. Bởi vì bà là thần tượng của nhân dân Miến Điện. Những gì bà nói thì mọi người đều lắng nghe. Bà rất quan tâm đến phụ nữ, khuyến khích phụ nữ và trẻ em gái nâng cao trình độ học vấn và tham gia vào hoạt động xã hội và chính trị.”


Bà là một trong những phụ nữ lãnh nhiều giải thưởng tranh đấu cho tự do nhân quyền do nhiều tổ chức quốc tế trao tặng. Trong đó có giải thưởng Nobel Hoà Bình năm 1991. Nhưng mãi đến 2 thập kỷ sau bà mới nhận được giải thưởng này vào ngày 16 tháng 6 năm 2012, tại Navy. Phát biểu tại buổi lễ bà nói rằng: “Những người bị áp bức và bị cô lập ở Miến Điện cũng là một phần của thế giới. Họ đã được thế giới công nhận…”


Bà nói tiếp rằng “Một lần nữa, Giải Nobel Hoà Bình đã mở ra một cánh cửa trong trái tim tôi. Nó đã lôi cuốn tôi trở lại với cộng đồng thế giới. Tôi không còn cảm thấy cô đơn và bị lãng quên.” Bà cũng nhắc nhở thế giới đừng quên những người tù lương tâm khác ở Miến Điện hay khắp nơi trên thế giới. Bà cho rằng cho dù hòa bình là một mục tiêu không thể đạt được ngay trên đất nước Miến Điện "Nhưng nó là một trong những mục tiêu mà chúng tôi phải tiếp tục cuộc hành trình, đôi mắt của chúng tôi cố định nó như là một du khách đi trong sa mạc, đôi mắt của anh phải nhìn về ngôi sao dẫn đường để dẫn dắt anh đến sự cứu rỗi."


Ông Thorbjorn Jagland, Chủ tịch Ủy Ban Nobel Na Uy, đã khen ngợi và cảm ơn bà. Ông nói: "Sự can đảm, sự kiên trì và sức mạnh của bạn và cuộc đời của bạn là một thông điệp gởi đến cho tất cả chúng ta”. (***)




Tài liệu tham khảo: Quý vị nào muốn biết thêm chi tiết và kiểm chứng nội dung xin vào các website dưới đây:


(*)http://en.wikipedia.org/wiki/Aung_San_Suu_Kyi#2009:_International_pressure_for_release_and_2010_Burmese_general_election




(***) http://www.nytimes.com/2012/06/17/world/asia/aung-san-suu-kyi-accepts-nobel-peace-prize.html?_r=0


Những tài liệu liên quan:






http://www.nytimes.com/2012/06/17/world/asia/aung-san-suu-kyi-accepts-nobel-peace-prize.html 
Read more…